Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng từ ngày trở thành một tăng sĩ, tôi càng gặp nhiều chướng ngại và đau khổ hơn?

Hỏi: Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng từ ngày trở thành một tăng sĩ, tôi càng gặp nhiều chướng ngại và đau khổ hơn?

Câu trả lời của Sư Ajahn Chah: Tôi biết một số bạn ở đây đã từng sống trong sự tiện nghi, thoải mái. Nếu so sánh với lối sống trước, thì nếp sống hiện nay của các bạn rất gò bó và kỷ cương. Trong sự tu hành, tôi thường buộc các bạn phải ngồi và chờ đợi hàng giờ. Thực phẩm và khí hậu cũng khác hẳn ở quê hương bạn. Nhưng mọi người phải tập kham chịu một chút – sự đau khổ dẫn đến sự chấm dứt đau khổ – để có thể học hỏi.

Tât cả đệ tử của tôi cũng giống như con cái của tôi. Tôi chỉ có tình thương và sự an vui của họ trong tâm. Đôi lúc tôi làm cho bạn khó chịu cũng chỉ vì muốn cho bạn được lợi ích. Khi bạn tức giận và buồn phiền, đó là cơ hội rất tốt để hiểu được tâm mình. Đức Phật dạy rằng phiền não là thầy của chúng ta. Những người ít học và ít kiến thức thế gian có thể tu hành dễ dàng hơn, nhưng tôi biết một số các bạn là  những người học cao hiểu rộng. Những người như thế càng có nhiều thứ trong nhà của họ để dọn dẹp hơn. Dọn sạch căn nhà mình, rồi bạn sẽ có một chỗ ở rộng lớn. Hãy kiên nhẫn. Kiên nhẫn và chịu đựng là những điều kiện thiết yếu trong việc tu hành của chúng ta.

Khi tôi còn là một nhà sư trẻ, tôi không gặp nhiều trở ngại như bạn, bởi vì tôi hiểu ngôn ngữ và quen với thức ăn bản xứ. Thế mà đôi lúc tôi cũng cảm thấy chán nản, thất vọng, muốn hoàn tục và có khi còn muốn tự sát nữa. Những đau khổ này phát sinh từ những quan niệm sai lầm. Tuy vậy, một khi bạn thấy được chân lý, bạn thoát khỏi mọi quan điểm và định kiến, và mọi thứ đều trở nên bình an.

Nội dung được trích từ cuốn Tâm tĩnh lặng

01

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s