Chúng ta cũng thế. Khi có người nóng giận, khiêu khích mình, thực ra họ cũng đang hơi bị “chạm” nên mới có hành động như vậy. Chứ không hẳn họ đến nổi tệ hại gì. Nếu chúng ta có thể nhớ đến điều này và vượt lên trên được sự khiêu khích này thì sẽ bớt được phiền não và sân giận.
Và câu hỏi là làm sao để giữ được bình tĩnh? Làm sao để có thể “nhớ” được câu chuyện này khi bị khiêu khích? Hãy hành thiền. Đó chính là sự rèn luyện cho việc quan sát và giữ được cũng như tăng cường sự tỉnh táo của bản thân. Bạn sẽ bình tĩnh được nếu bạn có thể tỉnh táo. Cũng giống như anh bảo vệ, luôn duy trì được sự tỉnh táo, luôn canh gác nghiêm ngặt cổng vào cơ quan, luôn quan sát được những ai vào ra cổng mà không bị cuốn theo (hay ham nói chuyện với người ra, vào mà quên công việc gác cổng). Bản thân chúng ta cũng thế. Nếu có thể “gác cổng” các cảm xúc và các sự việc xảy đến với chúng ta, bạn sẽ từ từ thấy được các cảm xúc và sự việc đến và đi (cho dù bạn có muốn hay không – đó chỉ là sự vận hành tự nhiên), mà không bị cuốn theo các cảm xúc và sự việc đó. Khi bạn có thể tỉnh táo quan sát các cảm xúc, các sự việc đến với bạn mà không “đánh mất” bản thân vào trong cảm xúc và sự việc xảy đến đó (dù vui hay buồn) thì đó là lúc bạn bắt đầu bình tĩnh hơn. Vì bạn đã không bị kiểm soát bởi chúng. Mà bạn có thể quan sát thấu đáo để có những kết luận, suy nghĩ sâu sắc hơn.
Muốn bình tĩnh, bạn cần phải rèn luyện. Hãy hành thiền.