Cân bằng giữa việc tu tập và cuộc sống?

 01
Vừa qua, ad nhận được một câu hỏi mà ad nghĩ rằng nhiều thiền sinh cũng sẽ gặp phải. Nên ad đã xin phép người hỏi và chia sẻ phần trao đổi giữa người hỏi và ad ở đây đến mọi người.
“Em đọc bài mà ad gửi những đoạn trích trong cuốn ” bản đồ hành trình tâm linh” rất thích, em hiểu sơ qua về vô ngã và nhân duyên. Nhưng em thấy động lực trong công việc và cuộc sống nó bị suy giảm, trong khi cuộc sống mà em đang sống còn có những người thân, gia đình, bạn bè… Mà em phải có trách nhiệm, không thể buông bỏ, chỉ nghĩ về chân lý hay tu tập. Em nên làm thế nào đây ad? Em thấy lo lắng một chút khi suy nghĩ khác nhiều so với những người xung quanh.”
Phản hồi từ ad: Về việc bạn đang cảm thấy “bối rối” giữa thực hành các lời dạy của Đức Phật với các mối quan hệ và trách nhiệm ở cuộc sống này thì ad hiểu và có lẽ ai cũng sẽ có những lúc lâm vào hoàn cảnh như bạn, không có ngoại lệ đâu. Ad có thể đưa ra một vài điểm để bạn suy nghĩ nhé.
  1. Quan điểm về hạnh phúc của Phật giáo là sự vượt thoát dính mắc vào các mối quan hệ và trách nhiệm. Trong khi trách nhiệm cho gia đình, xã hội là một phạm trù hạnh phúc cho cuộc sống bình thường này. Nói chung là có sự khác nhau về định nghĩa hạnh phúc trong hai hoàn cảnh này. Và theo lời các bậc thầy thì sự vượt thoát dính mắc thì mới chính là tầng mức chân hạnh phúc mà mỗi một chúng ta muốn hướng đến và đạt được. Tuy nhiên, đó là một đoạn đường dài tu tâm, sửa tính, trong khi chúng ta vẫn còn là những con người “bình thường” ở trong cuộc đời này.  Tuỳ vào cách nhìn của bạn và việc bạn chọn cho mình theo kiểu hạnh phúc nào (cho hiện tại, tương lai gần, và tương lai xa) thì điều đó sẽ hướng dẫn, định hướng xem bạn cần phải làm gì.
  2. Do hạnh phúc vượt lên trên dính mắc mới là hạnh phúc đích thực, nên những ai hiểu ra sẽ muốn đi theo con đường đó. Nhưng bất thình lình, bỏ hết mọi thứ, mọi trách nhiệm thì có lẽ như một chiếc xe đang đi 200km/h và đột ngột dừng lại. Điều này là khó làm
  3. Đa phần đều rơi vào tình cảnh như trên. Chìa khoá giải quyết thì đã rõ ràng trong lời dạy của Đức Phật và Ngài U. Jotika cũng đã rất tài tình giải thích (trong cuốn Bản đồ hành trình tâm linh cũng như trong bài giảng Nổi loạn và Tự do). Hãy thực hành chánh niệm và quán sát. Khi bạn càng chánh niệm tốt, càng quán sát tốt, tâm trí bạn sẽ ngày càng sáng suốt và bạn dần tìm ra được câu trả lời, giải pháp. Việc này, phải chính do bản thân bạn làm và tìm ra. Đức Phật chỉ là người chỉ dạy cho phương pháp mà thôi, nhé.
  4. Nếu thực hành Phật pháp đúng thì nó sẽ chắc chắn dựa trên nền tảng của nhân văn và sự yêu thương. Nên chắc chắn là sẽ có sự dung hoà, hợp lý giữa các mối quan hệ, trách nhiệm và mong muốn mà bạn đeo đuổi. Hãy thực hành chánh niệm. Nếu bạn chưa tập thiền, hãy bắt đầu tìm chỗ, tìm thầy học và hành thiền. Điều này mất nhiều thời gian. Nhưng nó đáng giá cho cuộc đời của bất cứ ai, ad nghĩ thế.
Chúc bạn mọi an lành và chánh niệm.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s