Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 07/08/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=vnCykKmxbTo
CÁC KỸ THUẬT THIỀN HỮU ÍCH KHÁC?
Câu hỏi: Sư có dạy trong series Ask a Monk rằng đối với những thiền sinh đang mắc kẹt trong tham ái, sẽ hữu ích nếu họ tập trung lên các khía cạnh về sự ô trược của thân. Vậy cách thực hành đúng đắn là như thế nào?
Sư Yuttadhammo: Tôi đã có đề cập đến điều này. Và tôi nghĩ rằng tôi cũng đã nói về trường hợp các thiền sinh bị kẹt trong sân giận, rằng sẽ hữu ích nếu họ thiền tâm từ. Đó là hai loại thiền nằm trong bộ bốn loại thiền được gọi là arakkha kammatthanna. Arakkha có nghĩa là bảo vệ. Như vậy ý nghĩa của bốn loại thiền này là để bảo vệ tâm của thiền sinh hoặc là có một sự bảo vệ thiền sinh khi họ hành thiền vipassana, thiền minh sát (để thấy biết một cách rõ ràng). Đó là một kiểu bảo vệ, sẽ giúp bạn khi rơi phải vào tình trạng không thể hành thiền được. Nó ngăn bạn khỏi sa vào các trạng thái cực đoan của tham ái, của sân giận, …
Bốn loại thiền này bao gồm: quán tưởng về Đức Phật, quán tưởng về sự ô trược của các bộ phận trên cơ thể, thiền tâm từ, quán tưởng về cái chết – niệm chết. Bốn loại thiền này có các đặc tính khác nhau. Và dĩ nhiên, tôi đã không bao gồm chúng trong chuỗi bài về thiền của tôi. Nhưng chúng khá hữu ích. Và chúng được khuyến khích, nếu bạn hứng thú việc thực hành các loại thiền này.
Quán tưởng về Đức Phật rõ ràng là có ích cho các Phật tử, cho những ai xem những lời dạy của Ngài là đúng đắn, là hữu ích, là có lợi ích. Một vài ví dụ cho sự quán tưởng về Đức Phật bao gồm: quán tưởng về Ngài như là một vị thầy vĩ đại, một vị thầy hoàn hảo, một người đã giải thoát được khỏi mọi sự uế nhiễm trong tâm. Chúng ta thường nghiền ngẫm về các phẩm tính của Đức Phật, ví như Ngài có một trí tuệ siêu việt. Và chúng ta nghiền ngẫm về trí tuệ siêu việt mà Đức Phật có được. Chúng ta đọc các lời dạy của Ngài và chúng ta có được một niềm tin to lớn rằng, Đức Phật có một trí tuệ siêu việt. Và như thế, chúng ta nên làm theo các lời dạy của Ngài. Bởi vì nó có thể dẫn đến những kết quả mà Ngài dạy. Ngài có một sự thuần khiết đáng kinh ngạc. Chúng ta đọc và học về sự thuần khiết của Đức Phật. Và thông qua việc thực hành các lời dạy của Ngài, chúng ta thấy được rằng các lời dạy của Ngài thật vô cùng thuần khiết, không giáo điều, không tiêu cực, không tẩy não chúng ta hay đại loại như thế. Chúng ta thấy được rằng Đức Phật rất cởi mở trong tâm trí. Ngài chỉ dạy những gì là hữu ích cho mọi người, chứ không phải để tìm kiếm học trò hay cố gắng để trở nên nổi tiếng. Và phẩm tính thứ ba là Ngài có một lòng trắc ẩn vô bờ. Ngài đã không bắt buộc phải đi dạy. Ngài đã có thể ngồi ở trong rừng sâu, hành thiền và cuối cùng đi khỏi cuộc đời này. Nhưng khi được đề nghị đi dạy, Ngài đã quyết định sẽ từ bỏ sự bình yên và tĩnh lặng của cá nhân mình để đi trao truyền những điều tốt đẹp cho mọi người. Có rất nhiều các phẩm tính tốt đẹp của Đức Phật mà chắc chắn là hữu ích đối với Phật tử. Và tôi khuyến khích bạn nên đọc về Đức Phật. Một trong những cách dễ nhất mà Phật tử có thể làm là đọc các đoạn kinh Pali, nghiền ngẫm, và xem xét từng từ ngữ trong đó. Ví dụ, khi chúng ta nói [Pali]. [Pali] có nghĩa là những con người hạnh phúc. Như vậy, Ngài chúc phúc cho chúng ta và bạn sẽ học được lý do tại sao Ngài chúc phúc cho chúng ta. Tôi sẽ không đi vào chi tiết. Có thể tôi sẽ làm các video riêng cho từng loại thiền này. Bây giờ thì tôi không đủ thời gian để nói chi tiết hơn.
Loại thiền thứ hai là quán tưởng về sự ô trược (các khía cạnh khó chịu, dơ dáy) của thân. Điều này khá hữu ích để loại bỏ các quan kiến không hợp lý rằng thân là một thứ gì đó đẹp đẽ. Không có bất cứ điều gì đẹp đẽ về thân cả. Và điều đó cũng có thể bị phản đối, rằng cũng chẳng có điều gì xấu về thân cả. Chúng ta nghĩ rằng thân của chúng ta đẹp đẽ, đơn giản là bởi vì chúng ta đã không có đủ sự chú ý về thân. Ngược lại, ý nghĩ rằng thân của chúng ta dơ bẩn thực ra lại dựa trên thực tế nhiều hơn. Nếu bạn so sánh thân của bạn với những thứ như vàng, kim cương, hoặc một bông hoa, với thước đo về vẻ đẹp như vậy thì vẻ đẹp của thân chúng ta chẳng cao cấp gì. Và cách để bạn hiểu được điều này là xem xét từng bộ phận của cơ thể. Các khía cạnh ô trược, dơ bẩn của thân có ở khắp mọi nơi, bắt đầu từ đỉnh đầu. Chúng ta bắt đầu với tóc trên đầu và tự hỏi, tóc thì như thế nào? Ồ, nó như cỏ được trồng trên hộp sọ. Màu của nó là gì và mùi của nó như thế nào? Nếu bạn quan sát nó, rõ ràng là nó sẽ trở thành một thứ khó chịu. Như vậy, khi chúng ta chỉ đơn giản nhìn vào tóc, chúng ta sẽ thấy rằng tóc thực sự không đẹp đẽ gì. Đầu tiên, chúng ta có thể nghĩ rằng, ồ, tóc mình đẹp quá. Nhưng nếu bạn cắt một nhúm tóc và đặt lên đĩa, nó trông có còn ngon lành và đẹp đẽ không? Trông nó kinh tởm. Những ai giữ lại tóc sau khi cắt thường bị né tránh, xua đuổi. Và chúng ta xem xét từng phần một trên thân, lông tóc trên đầu, trên thân, móng tay, răng, da, thịt, máu, xương, tuỷ, phân, nước tiểu, gan, lá lách, trái tim, … Chúng ta duyệt qua toàn bộ các bộ phận trên cơ thể. Thường thì các nhà sư sẽ làm việc này trong tiếng Pali. Chúng tôi sẽ bắt đầu với [Pali] và sẽ lần lượt đi qua 32 thể trược (bộ phận) của cơ thể và sau đó chúng tôi lại tách chúng ra từng bộ phận. Chúng tôi sẽ bắt đầu với [Pali], nghĩa là tóc trên đầu. Và chúng tôi sẽ lặp đi lặp lại trong đầu, tập trung vào tóc ở trên đầu, giống như cách chúng tôi thực hành thiền minh sát. Ngoại trừ một việc là chúng tôi tập trung vào khái niệm của các đối tượng trong thực tại, tóc, xương, hay da, hay bất cứ thứ gì. Điều đó giúp bạn xem xét một cách rõ ràng. Bạn không cần phải nói rằng, ‘cái này thật kinh tởm’. Bạn chỉ nhìn vào nó và bạn xem xét. Ồ, thực ra, nó chẳng đẹp đẽ gì. Bạn không cần phải đồng ý rằng nó kinh tởm. Nhưng chắc chắn nó chẳng phải là một cái gì đó tuyệt vời, kinh ngạc, hấp dẫn mà mình đã từng nghĩ nó là. Nó đem chúng ta trở lại một trạng thái tâm hợp lý hơn, cho khía cạnh này (cách nhìn về thân).
Loại thiền thứ ba, thiền tâm từ, rất hữu ích sau khi chúng ta hành thiền. Khi bạn vừa kết thúc thời thiền, bạn nên sử dụng sức mạnh và sự trong trẻo trong tâm mang lại từ thiền để bày tỏ sự biết ơn, cảm kích của mình đến tất cả mọi thể sống và để dọn sạch các vấn đề chúng ta đang gặp phải với mọi người. Nó thực sự hỗ trợ việc hành thiền vipassana của bạn. Nó giúp chúng ta hành thiền. Nó giúp chúng ta làm ngay ngắn lại những cong quẹo mà chúng ta thường có trong tâm. Đầu tiên là nguyện cho cha mẹ chúng ta hạnh phúc, rồi đến họ hàng bà con chúng ta, gia đình chúng ta, cho những người gần bên, cho mọi người trong khu vực chúng ta sống, trong thành phố này, và trong thế giới này. Lần lượt đi từ nhà, ra tới thành phố, tới đất nước, tới toàn bộ thế giới, toàn bộ vũ trụ. Bắt đầu với con người và muông thú, thiên thần, thượng đế, … tới tất cả các thể sống, mở rộng ra từng người, từng người một. Bạn có thể thiền tâm từ trong khoảng 5 phút sau khi kết thúc khoá thiền. Hay chỉ 1-2 phút cũng tốt rồi. Nó hữu ích trong việc dẹp bỏ sự sân giận. Trong một ngữ cảnh lớn hơn, nó hữu ích để dọn dẹp các mối quan hệ của chúng ta và giúp cho tâm trí chúng ta được ngăn nắp.
Loại thiền thứ tư là niệm chết. Nó khá hữu ích trong việc giúp chúng ta có cảm giác cấp bách, giúp chúng ta thức tỉnh bằng việc quán tưởng về cái chết của chúng ta, quán tưởng rằng sẽ không có ngày mai, và rồi toàn bộ cuộc sống của chúng ta loé lên trước mắt của chúng ta. Chúng ta phải đối diện với cái chết. Khi đó, chúng ta sẽ bám chặt vào bất cứ điều gì đang là chiếm ưu thế trong tâm của mình. Chúng ta sẽ theo các tâm đó. Chúng ta sẽ được sinh ra lại một lần nữa. Nếu đó là một điều xấu (các trạng thái tâm đang chiếm ưu thế trong hiện tại), chúng ta sẽ có một sự tái sinh xấu. Có nhiều cách để chúng ta niệm chết. Một cách đơn giản là tự bảo bản thân rằng, cuộc sống này không chắc chắn, cái chết thì chắc chắn, cuộc sống này có cái chết là điểm cuối. Mọi người đều phải chết. Tôi cũng thế, sẽ phải chết vào một ngày nào đó. Bạn có thể thích ứng với điều này. Tôi đã áp dụng nó khi đang trên máy bay. Tôi đã nghĩ về việc rơi máy bay. Và xem xét các cảm xúc của bản thân. Bởi vì đó là một điều gì đó rất đau thương cho tôi.
Bạn có thể thực hành cả bốn loại thiền này. Bạn nên thực hành cả bốn loại thiền này. Cả bốn đều lợi ích và chúng là các loại thiền có thể sử dụng cùng với thiền vipassana. Ok, cảm ơn về câu hỏi. Tôi hy vọng nó hữu ích.
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
Bài gốc được SMP đăng lại từ: https://viethungnguyen.com/2021/08/17/hoi-dap-thien-cac-ky-thuat-thien-huu-ich-khac/
English Transcript (quickly jotting down)
Question: Hi, and welcome back to Ask a Monk. Today’s question comes from German1184. You said in your Ask a Monk series, for people caught up in lust, it is good for them to contemplate the unpleasant aspects of the body. What is the proper way to do that?
I did mention this. And I think I mentioned as well that for people caught up in anger, it’s good to practice loving kindness. And these two meditations are a part of a set of four meditations called the arakkha kammatthanna. Arakkha means to guard. So the meaning can either be these four meditations are meant to guard the person’s mind or there’s something that protects you during the time you’re practicing insight meditation or practicing meditation to see clearly. These are sort of like protection that will help to keep you from getting to the point where you can’t practice meditation. So stopping you from from falling into great states of lust, great states of anger and so on. The four meditations are mindfulness of the Buddha, mindfulness of the lonesomeness or the the ugliness of the body, unpleasant aspects of the body, lovingkindness and death. So these four meditations have different qualities. And of course, I haven’t included them in my meditation series. But they can be quite helpful. They are quite helpful. And so they are recommended, if you’re interested in practicing them.
Mindfulness of the Buddha is practical for Buddhist, obviously, for people who consider the teachings of the Buddha to be correct, to be useful, to be beneficial. So thinking about the Buddha as an example, thinking about the Buddha as someone who was a really good teacher, who is was the perfect teacher, someone who was free from defilement. So we often think of the characteristics of the Buddha, for instance, that he had great wisdom. And we think of the incredible wisdom and we read through his teachings and we gained great faith that yes, indeed, this is a person who has great wisdom. And so we should follow his teachings because probably they’re going to lead to the result that he says because he had great purity. So we read and we learn about the Buddha’s purity. And also through practicing his teachings, we come to see that his teachings are incredibly pure. There’s nothing dogmatic or there’s nothing negative, nothing that is going to lead us to become brainwashed or whatever. That the Buddha was very open minded and he was simply giving something that was of use to people as opposed to looking for students or trying to become famous or so on. And the third quality is that he had great compassion because he didn’t obviously have to teach. He could have sat in the forest and meditated and passed away. But when he was asked to teach, he decided then that he would give up his own peace and quiet to give something to other people. There are many qualities of the Buddha and this is obviously something that’s more useful for Buddhists. And I would encourage you to read about the Buddha. One of the easiest ways that Buddhists will do it is to go over the Pali verses and think, consider each word. For instance, when we say [Pali]. [Pali] means the blessed ones. So he’s blessed us and you learn about why is he blessed us and so on. But I won’t go into detail. Maybe in a future video, I’ll go through each of one of each of these individually. Otherwise I wouldn’t have time.
The second meditation is mindfulness of the unpleasant aspects of the body. And this is quite useful to do away with the irrational view that the body is something beautiful. There’s really nothing beautiful about the body at all. And it can be objected that there’s nothing ugly about the body either. But if you put it on a on a set of balances, our idea that the body is beautiful is simply due to not paying enough attention to it. Whereas our idea that it’s unpleasant is actually, I would say more based, in fact. And I’m only saying that as a comparison. If you compare our body to something like gold or diamonds or a flower, say, our body actually, on a scale of beauty, isn’t very high. And the way you understand this is by going through the parts of the bodies, the unpleasant aspects of the body is actually everything. Start at the top. We start with the hair on your head and ask yourself, you know, what is the hair like? Well, it’s like grass that’s been planted in the skull. And, what colour is it and how does it smell? If you don’t watch it, obviously, it’s going to be unpleasant. So we simply look at the hair and we’re going to see that actually, you know, the hair is is not very beautiful. We think, oh, look at how beautiful that hair is. But if you ever cut it off and put it on a plate, you know, would it look appetizing or would it look beautiful? You know what we do when we cut our hair off? It looks disgusting. And people who keep their hair after they’ve cut it are often met with revulsion. And we go through with a hair on our head, the hair on our body, our nails, our teeth, our skin, our flesh, our blood, our bones, our bone marrow, our feces, our urine, our liver or spleen, our heart and so on. And we go through all of the parts of the body. Normally monks will do this in Pali. So we’ll start with [Pali] and it goes on and we go through thirty two parts of the body and then we’ll break them up. So we’ll start with [Pali], which means hair of the head. And we’ll just repeat that over and over to ourselves, contemplating the hair on the head, In much the same way as we practice insight meditation. Except now we’re focusing on on a conceptual piece of reality, you know, the hair or the bones or the skin or whatever. And that does help you see it clearly. You don’t have to say this is disgusting. You just look at it and you’ll see. Well, actually, you know, it’s not very beautiful. You don’t have to, you know, agree that it’s disgusting, but it’s certainly not the wonderful, incredible, attractive thing that we think it is. And that helps to bring us back to a more rational state of mind in this regard.
The third, meditation is loving kindness. And this is very useful after we meditate. You know, when once you’ve finished meditation, you should use the power and the strength that you gain and the clarity of mind that you gained from meditation, use it to express your appreciation for all other beings and to clear up a lot of the problems that we might have with other people. This is something that really helps with your insight meditation. It helps us to meditate. It helps us to straighten out a lot of the crookedness that we often have in our minds, wishing first for our parents to be happy, then for our relatives, for our family, for the people nearby, for the people in this area, in this city and this world, go from my house, to my city, to my country, to the whole world, to the whole universe. Start with humans and animals, angels, God, whatever, to to all beings, extending it out one by one by one. You can do that for like five minutes after you finish meditating. Or even just a minute or two is fine. And that’s useful according, you know, technically useful in terms of getting rid of anger. In a broader context, it’s useful for clearing up our relationships and making straightening our mind out.
The fourth one is mindfulness of death. And this is quite useful to help us to and get a sense of urgency, you know, to help us wake up to the fact that we can’t just, you know, go on with our lives and live our lives as though we’re dead or as though there were no tomorrow or so. Reckoning that’s our death. And then our whole life flashes before our eyes and we have to face up. And whatever is strong in our minds, we’re going to cling to it. And we’re going to we’re going to follow after that. And we’ll have to be born again. If it’s a bad thing, we’ll be born in a bad rebirth. And the way we would be mindful of death, you know, there’s there’s many ways the technical method is to simply say to yourself that life is uncertain, death is certain, life is not sure, death is sure. Life has death as its end. All beings have to die. I, too, will have to die one day. You can adapt this. I used it when I was in a plane, I would think about the plane crashing. And I would examine my own emotions. Because obviously that would be something very traumatic for me and so on. And so you can use these and you should use all of these. These are all beneficial and they’re all meditations which can be used in an accompaniment to the insight meditation. OK, so thanks for the question. I hope that helps.