Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 31/03/2012. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=9WbVst7XdZs
GIEO TRỒNG VÔ NGÃ?
Câu hỏi: Chúng ta có thể trực tiếp gieo trồng vô ngã được không? Hay là nó đến một cách gián tiếp? Nếu có thể gieo trồng trực tiếp, vậy thì tại sao cái tôi, cái ngã không bị kéo vào?
Sư Yuttadhammo: Ồ, chúng tôi không sử dụng các từ như trực tiếp hay gián tiếp. Và tôi nghĩ rằng câu hỏi của bạn có ý là: chúng ta có thể chủ động làm việc một cách trí óc để mang đến vô ngã hay không? Hay chúng ta phải làm một điều gì đó khác và kiến thức về vô ngã sẽ đến?
Tôi nghĩ rằng, nó là gián tiếp. Tôi đang tránh toàn bộ vế “trực tiếp” của bạn. Bởi vì tôi nghĩ nó là gián tiếp. Bạn không suy nghĩ về vô ngã. Bạn cần hiểu một cách tổng quan về việc hành thiền mà chúng tôi đang thực hành và rồi bạn sẽ hiểu. Hy vọng là nó hữu ích.
Loại thiền mà chúng tôi đang hành theo được gọi là thiền tuệ hay thiền vipassana, dựa trên 4 đối tượng nền tảng của chánh niệm. Chúng tôi không thực hành vipassana. Bạn không thể thực hành vipassana, theo nghĩa đen của nó. Mà là bạn thực hành chánh niệm. Bạn thực hành việc nhìn sự vật và hiện tượng như chúng đang là. Bạn thực hành điều được gọi là [Pali], sự nhận biết trực tiếp / thô của sự vật và hiện tượng như chúng đang là. Đó là từ mà Đức Phật sử dụng để giải thích ý nghĩa của từ sati, mà trong ngữ cảnh này, có nghĩa là nhìn sự vật và hiện tượng chỉ như chúng đang là với sự chú ý trọn vẹn của bạn.
Đó là điều mà chúng tôi cố gắng gieo trồng: trạng thái tâm của sự nhận biết trọn vẹn. Hay là trạng thái tâm của sự nhận biết chính xác, hoặc sự hồi tưởng chính xác của sự vật và hiện tượng như chúng đang là. Dựa vào việc quan sát bốn đối tượng nền tảng của chánh niệm bao gồm thân, thọ, tâm và pháp, kết quả có được là sự hiểu biết về vô thường, khổ và vô ngã sẽ khởi sinh. Vì sao như vậy?
Bởi vì đó là bản chất của sự vật và hiện tượng. Khi chúng ta xem xét sự vật và hiện tượng như chúng đang là, chúng ta không thể không thấy 3 đặc tính này của chúng: vô thường, bất toại nguyện và không điều khiển được hoặc là vô thường, khổ và vô ngã. Vô ngã đến từ đó, từ sự thấy rõ sự vật và hiện tượng như chúng đang là. Như vị thầy của chúng tôi đã dạy, khi bạn thấy một con hổ, bạn thấy các sọc vằn của nó ngay. Bạn không cần phải nhìn kỹ vào con hổ và xem xem các sọc này nằm ở đâu, làm sao để tìm các sọc vằn này, hay con hổ này có sọc nào không? Ngay khi bạn nhìn thấy con hổ, bạn không thể không nhìn thấy các sọc vằn này.
Điều tương tự xảy ra khi xem xét các đặc tính của thực tại. Bạn có thể tranh luận rằng: loại thiền nào cũng đều cho rằng đó là loại thiền hay nhất. Cái tôi, cái ngã này thì luôn có. Bởi vì luôn có chủ đích để làm một điều gì đó. Nó liên quan trở lại với sự tham muốn, trở về với sự ép buộc. Ngay cả có một vị sư đã đi quá xa. Sư khá nổi tiếng ở Thái Lan, người đã nói rằng chánh niệm là vô ngã. Cũng vì thế, ý tưởng để phát triển chánh niệm sẽ là nguỵ biện, nó sẽ không đúng cho một thiền sinh đang cố gắng để phát triển chánh niệm. Nó là vô ngã. Điều đó là rõ ràng trong Vi diệu pháp, trong những lời dạy của Đức Phật. Vấn đề của vị sư nổi tiếng kia là: học thuyết của sư cho rằng chỉ cần mọi người ngồi gần sư và họ sẽ trở nên chánh niệm, chỉ bằng sự kết hợp đơn giản đó. Có thể sẽ có một kết quả nào đó khởi sinh khi ngồi bên cạnh sư. Nhưng nó lại là sự nguy hiểm, mà tôi không thể nghĩ khác được rằng, điều đó sẽ khiến các học trò của sư lạc đường, sẽ khiến họ trở nên lười biếng và lãng phí nhiều thời gian để chỉ có được những kết quả rất nhỏ bé. Bởi vì, họ ngồi bên cạnh sư và chờ đợi chánh niệm khởi sinh, chờ đợi trí tuệ khởi sinh, thay vì họ có thể chủ động phát triển nó.
Khi hành thiền, bạn không muốn chủ động thúc ép, không muốn chủ động ép buộc chánh niệm khởi sinh. Nhưng sẽ có một khuynh hướng trong tâm nhằm có sự xem xét, điều nghiên. Tâm cần phải lựa chọn, thay vì chỉ chạy theo các khái niệm, các ý tưởng, và các đánh giá sẳn có. Tâm sẽ cần phải hướng theo thực tại, sẽ chú ý vào thực tại. Khi nói rằng không có cái tôi, không có linh hồn, đó chỉ là để báo trước (mà không dựa trên thực tại). Trải nghiệm thì lại không mang tính tự động. Điều đó không có nghĩa là không có lựa chọn nào đã được làm. Luôn có một lựa chọn được thực hiện trong mỗi một khoảnh khắc. Chúng ta phải lựa chọn giữa nhiều thứ tại mỗi một thời điểm, mà trong đó cái “chúng ta”, cái “tôi” không có liên quan. Ý nghĩ, cho dù đó là linh hồn, cái tôi, điều này, điều kia đều không có nền tảng chắc thật. Nó chỉ là nó. Có sự trải nghiệm và trải nghiệm được tạo ra bởi những sự lựa chọn. Nếu chúng ta lựa chọn để đánh giá một điều gì đó, thì sẽ có một lựa chọn của sự đánh giá khởi sinh. Nếu chúng ta chọn để xem xét sự vật và hiện tượng như nó đang là, thì sẽ có lựa chọn đó. Nếu bạn không lấy lựa chọn đó, thì các thói quen trong tâm của bạn sẽ dẫn dắt bạn và rồi bạn sẽ chọn lấy một lựa chọn, kể cả việc không làm gì cả.
Nên nếu bạn tranh luận rằng cái tôi sẽ có trong bất cứ thời điểm nào bạn hành thiền, thì đó là sự hiểu lầm về vô ngã mà chúng tôi nói đến ở đây. Chúng tôi không có ý rằng không có lựa chọn và không có nỗ lực cần làm trong giây phút hiện tại. Điều chúng tôi nói đến là những thứ như bản ngã, cái tôi, của tôi không có trong thực tại. Bởi vì không có các thực thể đó. Chỉ có các kinh nghiệm, trải nghiệm. Nhưng các trải nghiệm đó thì lại rất cá nhân. Có các lựa chọn trong từng khoảnh khắc. Và tại bất cứ khoảnh khắc nào, có thể kiểm chứng điều này bằng cách nói với bản thân rằng, ‘bây giờ, tôi sẽ ra một lựa chọn và chọn một điều gì đó’. Đặc biệt là khi bạn đang hành thiền, bạn có thể nhìn thấy sự thật. Chúng ta thật sự có quyền năng đó. Chúng ta có thể chọn để chánh niệm thay vì dính mắc (với thói quen cũ) trong mỗi một khoảnh khắc.
[Ni sư] Câu hỏi của bạn là ‘vô ngã có phải là một điều gì đó chúng ta có thể gieo trồng được không?’. Điều đó là không thể. Không thể nói là trực tiếp hay gián tiếp. Bởi vì nó chẳng nằm trong hai điều đó. Vô ngã không phải là một thứ mà chúng ta có thể gieo trồng. Vô ngã là một trạng thái của tâm hay một trí tuệ sâu sắc khởi sinh trong tâm của bạn. Bạn có thể hiểu và nhìn thấy nó thông qua … bạn. Bạn có thể hiểu rằng sự vật thì nằm ngoài sự điều khiển, không thể điều khiển được, rằng không có thứ gì bên trong hay bên ngoài bạn có thể điều khiển bất cứ thứ gì. Nên, cách mà bạn đặt câu hỏi, tôi không muốn nói là nó sai, nhưng là một loại hiểu biết sai lầm. Bởi vì nó đi lạc hướng. Nó đi từ quan điểm cho rằng vô ngã là một thứ gì đó, trái ngược với ngã. Điều đó không phải như vậy. Vô ngã là chẳng có gì cả.
Sư Yuttadhammo: Từ bỏ ý nghĩ về vô ngã đi. Cũng giống như là vô thường không phải là một điều gì đó tồn tại. Đó là việc từ bỏ ý nghĩ rằng: có tồn tại những sự vật thường còn. Bạn sẽ thấy rằng, chẳng tồn tại một sự vật thường còn nào cả. Đối với đặc tính đau khổ, cần từ bỏ ý nghĩ về việc tìm kiếm sự thoả mãn.
[Ni sư]: Bạn không thể thực sự gieo trồng nó (vô ngã). Những gì bạn có thể làm là bạn gieo trồng tâm của bạn. Bạn có thể thực hành chánh niệm, bạn có thể hành thiền vipassana và sẽ hiểu về vô ngã.
Sư Yuttadhammo: Buông bỏ cái ngã đi. Ý của tôi là cuối cùng, nếu bạn muốn hiểu về Đạo Phật, chỉ đơn giản như lời Đức Phật dạy, khá đơn giản: buông bỏ sự dính mắc. Mọi người thường tự hỏi về những điều gì? Những thứ này, vô thường, khổ và vô ngã là gì? Khi nào thì tôi sẽ thấy được chúng? Khi bạn thấy mọi thứ đều là rác rưởi, là vô ích, là vô nghĩa, không có ích lợi gì thì bạn sẽ buông bỏ chúng. Chẳng có gì trên thế giới này mà khi bạn dính mắc vào lại có thể mang đến hạnh phúc cho bạn.
Chúng ta đơn giản là đã bỏ lỡ điều đó. Và chúng ta muốn đọc nhiều hơn nữa để tìm hiểu về các sự thật. Chúng ta bắt đầu đọc các sách vở về Đạo Phật, những cuốn sách dày, đọc hết mọi lời dạy của Đức Phật, chất chồng kiến thức để cố gắng tìm về với bản chất của thực tại. Đức Phật đã dạy ở trang đầu tiên về 4 sự thật cao thượng, về sự khổ cần được hiểu, về nguyên nhân của khổ cần được buông bỏ. Tất cả những gì bạn cần làm là nhìn vào mọi thứ và thấy rằng chúng là khổ đau. Khi bạn thấy rằng chúng ta khổ đau, bạn buông bỏ chúng. Sự buông bỏ đó là sự thấy rõ vô thường, khổ và vô ngã. Đó là sự thấu hiểu (về bản chất) của rất nhiều thứ. Và Đức Phật chỉ đưa ra những điểm quan trọng. Đó là vô thường, khổ và vô ngã. Đó là việc hiểu ra rằng mọi thứ không đẹp, không ổn định, và không điều khiển được. Chúng chẳng đáng tin. Chúng chẳng có ý nghĩa gì. Cơ bản thì đó là sự nhận ra rằng chúng vô ích. [Pali] Đó là điều đầu tiên bạn cần biết để bắt đầu thực hành những lời Đức Phật chỉ dạy, bắt đầu thực hành chánh niệm, rằng không nên dính mắc vào một Pháp nào. Chừng đó là đủ lý thuyết để bạn bắt đầu việc hành thiền.
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
Bài gốc được SMP đăng lại từ: https://viethungnguyen.com/2021/08/24/hoi-dap-thien-gieo-trong-vo-nga/
English Transcript (quickly jotting down)
Question: Is anatta something we can cultivate directly or does it come about indirectly. If directly, how does the self or ego not get involved?
Well, we don’t use words like directly or indirectly, I suppose. And I think what you mean by that do we actively work on an intellectual level, I would say to bring that about? Or do we do something else and the knowledge comes about?
I think it is indirectly. So I’m going to be able to avoid your whole if directly clause. Because I think it is indirectly. You don’t think about non-self. Let’s give it a whole overview of the practice that we do and then you’ll understand, I think. Hopefully it will help anyway. The practice that we follow is called Insight Meditation based on the four foundations of mindfulness. So there are two parts to the practice. We’re not practicing vipassana. You can’t practice vipassana, in an absolute sense or in a literal sense. You practice mindfulness. You practice looking at things as they are. And you practice seeing things as they are. You practice what is called [Pali], bare mindfulness of things specifically as they are. [Pali] means specifically. [Pali] means bear or just. [Sati] means mindfulness. So this one word that the Buddha uses to explain the meaning of the word sati, in this context, means to see things just as they are and have your full attention.
So this is what we tried to cultivate: the state of full awareness. Or this state of exact awareness or exact remembrance of things as they are. As a result of doing that, based on the body, the feelings, the mind and the dhamma, four foundations of mindfulness, there arises knowledge of impermanence, knowledge of suffering and knowledge of non self. Why? Because that’s the nature of these things. That’s how these things are. When we look at things and see things as they are, we can’t help but see their characteristics and their characteristics happen to be. So you could say it’s just by chance or it’s just how the world is formed or whatever happened to be: impermanent, unsatisfying, uncontrollable or they’re impermanent, suffering, and non self. And so that’s where non self comes in. It comes about as a realization of seeing things as they are. Like our teacher said, when you see a tiger, you see its stripes. You don’t have to look at the tiger and see where it’s stripes or how do I find its stripes or does this tiger have stripes? As soon as you see the tiger, you can’t help but in seeing the tiger to see it straight.
So the same goes by seeing the characteristics of reality. You could still argue that any practice of meditation is egotistical. The ego is getting in the way. Because there is the intention to do it. And this just goes back to the desire. It goes back to forcing. And there was even one monk who went so far, and he’s quite a famous monk in Thailand who said mindfulness is non self. So the idea of developing it is therefore fallacious. It’s not proper for a person to try to develop mindfulness because it’s non self. This is clear from the Abhidhamma, from the Buddhist teaching. So you have a big problem there. So his theory was just to have people sit near him and they’d become mindful by approximation or by association. And there’s kind of something to that in terms of things are rising by themselves. But it’s such a dangerous thing and I can’t help but think that it’s going to lead his students astray and caused them to be lazy and to waste a lot of time to get very little results. Because, well, they’re sitting there next to him waiting for the mindfulness to arise and waiting for wisdom to arise, they could be actively developing it. And as a result, getting very good results.
During the practice, you don’t want to be pushing it. You don’t want to be actively, you know, forcing the mindfulness to arise or so on. But there is a inclination of mind that has to come about an investigation. The mind has to make the choice that instead of following concepts and ideas and judgments and so on, instead it’s going to follow the reality and focus on the reality. To say that there is no self and there is no soul, as I said, is just to denounce those things that have no bearing on reality. Experience is not automatic. It’s not to say that there is not a choice made. There is, in fact, choice made at every moment. We make a choice between many different things at every moment, with the we, with the I is irrelevant. The idea, whether it be a soul, self or this or that, these are all I have no basis. It is what it is. There is the experience and the experience is made up of choices. If we make a choice to judge something, then there is the choice of judgment arises. If there is the choice of of seeing things as they are, then there is that choice. If you don’t take that choice, then the habits in the mind are going to lead you or you’re making a choice anyway and you make a choice when you choose to do nothing.
And so, if you were to make the argument that the ego gets in the way every time you meditate, then it’s a misunderstanding of what we mean by by non existent of ego. We don’t mean that there is no choice and no effort to be made in the present moment of any kind. What we mean is that things like ego and self and me and mine don’t have any place in reality. Because there are no entities. There is only experience. But that experience is very personal and is very individual. So, there are moment to moment choice. At any moment, you can verify this by saying, now, I’m going to make a choice and choosing something at any moment. Especially when you practice meditation, you can see that in fact, we are quite empowered. That at every moment we can make a choice to be mindful or to to cling.
[Bhikkhuni] I would like to point out something about how your question is put, is anatta something we can cultivate? That in itself is not. Cannot be said directly or indirectly. Because it’s neither nor. Anatta is not something that we can cultivate. Anatta is a state of mind or is an insight that arises in your mind that you can understand, you can see through you. You can understand that something is out of control, without being possible to be controlled. That there is no such thing within yourself or outside yourself that could be controlling anything. So, the way you write your question is already, I don’t want to say wrong, but kind of wrong. Because it’s misleading. It’s coming from the point that anatta is something, the opposite of atta. And it is not that. Anatta is that there is nothing.
[Yuttadhammo Bhikkhu] Giving up the idea of anatta. Just like impermanence is not a thing that exists. It’s giving up the idea that there is permanent things that exist. You see that there is no permanent things that exist. And suffering is giving up the idea of finding satisfaction.
[Bhikkhuni] So you can’t really cultivate it. What you can do is you can cultivate your mind. You can practice mindfulness and you can do vipassana meditation and understand anatta.
[Yuttadhammo Bhikkhu] Let go of atta. I mean in the end, if you want to understand Buddhism, simply it’s as the Buddha said, it’s quite simple, giving up clinging. What are these things people always wonder? What are these things, impermanent suffering and non self? When am I going to see them? They’re letting go, when you see this stuff is garbage, it’s useless, it’s meaningless, it has no benefit to me. There’s nothing in the world that when I cling to it is going to bring me happiness.
It’s so simple that we miss it and we want to read more and we want to where’s the real stuff? And start reading the Buddhist books and these huge books and all of the Buddhist teaching that is gathered together trying to find the essence. The Buddha said on the first page: four noble truths. What is suffering is to be understood, the causes of suffering is to be abandoned. So all you have to do is look at things and see that they’re suffering. Once you see that they’re suffering, you let go of them. That letting go is the realization of impermanence, suffering, and non-self. It’s a realization of a lot of things. And the Buddha just gave the salient points, these impermanence, suffering and non self. It’s realizing that things are not beautiful. It’s realizing that things are not stable, that things are not controllable, that they’re not maintainable. They’re not reliable. They’re not meaningful in so many different things. It’s a realization they’re useless, basically. [Pali] This is the first thing all you need to know to start practicing the Buddhist teaching, to start practicing mindfulness is that no Dharma’s are worth clinging to. That’s enough, that’s enough theory to get you started on the practice.