Được dạy bởi Sư Yuttadhammo Bhikkhu
Dịch Việt: Việt Hùng
Lời người dịch: Trong các bài Hỏi & Đáp như vậy, tôi sẽ chủ yếu dịch thoát ý, chứ không chặt chữ. Một mặt đây là việc tôi làm để có thể nghiền ngẫm phần trả lời của Sư Yuttadhammo. Một mặt, tôi chia sẻ lại đây, và hy vọng nó hữu ích cho các thiền sinh Vipassana tham khảo.
Bài pháp ngắn này được đăng tải trên Youtube vào ngày 10/08/2010. Phần English transcript ở cuối bài. Link Youtube của bài nói ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=e4I_Nx5vDmY
MỘT NƠI CHỐN Ở BÊN TRONG VÀ VẤN ĐỀ TỪ THỜI THƠ ẤU
Câu hỏi: Con chưa bao giờ có một vị thầy hướng dẫn thiền. Thiền luôn đến với con một cách tự nhiên. Nhưng gần đây, rất khó để con có thể trở về lại với nơi chốn đó ở trong tâm của con. Con có các vấn đề nghiêm trọng với niềm tin từ thời còn thơ ấu. Con cảm thấy bị lạc lối. Xin Sư cho con lời khuyên.
Sư Yuttadhammo: Lời khuyên đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tìm một vị thầy. Kế đến, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu thiền là gì? Như tôi đã giải thích nhiều lần, thiền là sự tập trung, nghiên cứu, và phân tích (bản chất của) thực tại. Chứ thiền không phải là để đến được một nơi chốn nào đó. Nghe có vẻ như là bạn đang cố để đạt được một trạng thái tâm của bình yên, của định tĩnh, của tập trung, một trạng thái tâm đặc biệt nào đó mà như tôi đã giải thích trước đây, chúng (các trạng thái tâm bình yên đó) không thực sự là đặc biệt trên phương diện xem xét bản chất của thực tại.
Và nếu bạn dính mắc vào trạng thái tâm đó, rõ ràng là bạn sẽ chẳng thoả mãn nếu bạn không thể đạt được nó. Tôi cho rằng, chẳng có vấn đề gì với việc bạn chẳng thể đạt được nó. Thực ra, đó là một phần của tự nhiên, đó là sự vô thường trong tất cả mọi thứ, rằng ngay cả những trạng thái tâm tốt cũng sẽ phải thay đổi. Những gì chúng ta cố gắng để nhận ra qua việc hành thiền là mọi thứ đều thay đổi, chẳng có gì là ổn định. Do đó, bất cứ thứ gì mà chúng ta dính mắc vào đều không đáng để dính mắc vào cả. Chúng sẽ không làm chúng ta thoả mãn được, bởi vì chúng luôn thay đổi. Chúng ta cũng nhận ra rằng chúng ta chẳng thể nào điều khiển chúng, rằng chúng ta chẳng thể điều khiển bất cứ thứ gì, kể cả bên trong chúng ta lẫn bên ngoài thế giới xung quanh chúng ta, với mong muốn mọi thứ là thường còn, là thoả mãn. Chúng ta không có bất cứ một điều khiển nào đối với thiên nhiên, ngoại trừ việc gieo xuống các nhân. Và khi chúng ta gieo nhân, sẽ có quả. Chừng nào chúng ta còn làm việc chăm chỉ để duy trì các nhân được gieo xuống, sẽ luôn có quả tương ứng được trổ sinh. Chừng nào chúng ta dừng việc đó lại (việc gieo nhân), quả sẽ biến mất.
Đối với vấn đề niềm tin từ thời thơ ấu của bạn, tôi cảnh báo rằng không nên quá nhấn mạnh lên quá khứ. Theo tôi, phương Tây đang sai lầm hay hiểu sai rằng chúng ta cần phải nhắm đến các vấn đề đã bị đè nén trong quá khứ, đặc biệt khi chúng ta còn bé. Rằng, bằng một cách nào đó, chúng ta cần phải kéo chúng lên lại trên bề mặt. Tôi cho rằng, điều đó là không đúng. Điều quan trọng nên là việc đối trị với những gì đang khởi sinh ở đây, ngay tại thời điểm này. Những gì đến trong tâm chúng ta – bất cứ là kết quả của điều gì – đều không thực sự quan trọng. Bởi vì, cuối cùng thì chúng cũng chỉ là phỏng đoán, là lý thuyết, mà từ đó sẽ phát sinh sự dính mắc hay đồng hoá rằng, đây là quá khứ của tôi, là thời thơ ấu của tôi, là tôi thì như thế này, là tôi có vấn đề này, … Sự thật là có một điều gì đó đang khởi sinh ở đây, ngay tại thời điểm hiện tại này. Nếu đó là trạng thái tâm không tin tưởng, sợ hãi, lo lắng, bị quấy rầy, căng thẳng, … thì cũng chỉ là những trạng thái tâm đó mà thôi. Điều quan trọng là xem xét xem chúng là gì?
Mặc dù đã cố gắng tốt nhất trong khả năng của mình, tôi chắc chắn không thể ghi xuống được một cách chính xác 100% tất cả các từ ngữ, đặc biệt là các từ Pali mà Sư đề cập trong bài pháp. Tôi sẽ tiếp tục cập nhật bản ghi, bất cứ khi nào tôi thấy được những điểm còn thiếu sót.
Con xin thành kính đảnh lễ tạ ơn Sư Yuttadhammo về bài pháp thoại ngắn quí báu này. Con nguyện cho Sư được mọi thuận lợi và sức khoẻ trong hành trình tâm linh của Sư.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin của Sư Yuttadhammo Bhikkhu và các lời dạy của Sư tại trang web: https://www.sirimangalo.org/.
Bài gốc được SMP đăng lại từ: https://viethungnguyen.com/2021/08/28/hoi-dap-thien-mot-noi-chon-o-ben-trong-va-van-de-tu-thoi-tho-au/
English Transcript (quickly jotting down)
Question: Hi, welcome back to Ask a Monk. Next question comes from Shikoku820. I’ve never had a teacher in meditation. It’s always come naturally to me. But lately it’s been rather difficult to get to that place inside. I have severe trust issues, since childhood. I feel lost. Any tips?
My biggest tip is to get a teacher, first hand. But apart from that, it’s important to understand what we mean by meditation. As I’ve explained many times from the point of view that I teach, meditation is the contemplation, the examination, the analysis or analyzing of reality, not getting to some place. It sounds like probably you’re getting into a state of peace, calm, tranquility, focus, some special state which I’ve talked about before as being actually not special in any real meaningful sense. And if you cling to that state, then obviously you’re not going to be satisfied, when you can’t attain it. I would say there’s no problem with the fact that you can’t attain it. In fact, that’s part of nature, the impermanence of everything that even good states have to change. What we try to realize in meditation is that everything changes, nothing is stable. So whatever we were clinging to is not worth clinging to. So that therefore they’re unsatisfying. Because they’re changing all the time. And that we can’t control them, that we can’t control anything either inside of ourselves or in the world around us to be other than what it is to be constant or permanent or satisfying. We have no control over the nature of things except to give rise to causes. And when we give rise to the cause, then there will be the effect. And as long as we work hard to maintain the cause, there will always be the effect. As soon as we stop working, it’s going to disappear. As far as trust issues since childhood, I would would warn against putting too much emphasis on the past. I would say that’s misleading or it’s a misunderstanding among the the Western world that somehow we have to address issues that arose in the past, especially when we were kids that were repressing and so on. And we have to somehow drag these up. I would say that’s not correct. That’s not proper. The important thing is to deal with what’s arising here and now. What is it that’s that’s coming up in our mind, whatever it’s a result of, that’s not really that’s not important at all, because in the end, that becomes just conjecture and theory. And this attachment or identification, this is I my past, my childhood, I am like this, I have this problem and so on and so on. The truth is that there is something arising right here and now. And if it’s a state of mistrust or fear or worry or anxiety or stress or so on, then that’s all it is. And the important thing is to see that for what it is. So there’s some tips for you. Hope that helps.